Compound sentence là gì? Cách tạo câu ghép compound sentence đơn giản

Grammar | by NEXT Speak

Compound sentence là gì? Đó là câu ghép, loại câu được nối với nhau bởi các mệnh đề, được tạo ra bằng cách dùng liên từ kết hợp, dùng dấu chấm phẩy và trạng từ nối.

Bạn có từng gặp những câu tiếng Anh dài, có nhiều vế nhưng lại rất dễ hiểu? Những câu đó thường là compound sentence (câu ghép). Đây là dạng câu quen thuộc trong sách, phim, và thậm chí trong những cuộc hội thoại hàng ngày. Vậy chính xác compound sentence là gì và cách tạo câu compound sentence ra sao? Hãy cùng học với NextSpeak nha!

Compound sentence là gì?

Định nghĩa Compound sentence là gì.

Trong tiếng Anh, compound sentence hay còn gọi là câu ghép là kiểu câu được tạo thành khi ta kết hợp hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập lại với nhau. Mỗi mệnh đề trong câu ghép đều có thể đứng riêng như một câu hoàn chỉnh vì chúng có đủ chủ ngữ và động từ. Khi kết nối các mệnh đề này, câu văn trở nên dài hơn, ý nghĩa được mở rộng và mạch lạc hơn.

Câu ghép thường được nối bằng các liên từ như and (và), but (nhưng), or (hoặc), so (vì vậy), for (vì), nor (cũng không), yet (nhưng tuy nhiên). Những liên từ này không chỉ đóng vai trò kết nối mà còn cho thấy mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu.

Ví dụ:

  • I wanted to go out, but it was raining. (Tôi muốn ra ngoài nhưng trời đang mưa.)
  • She studied hard, so she passed the exam. (Cô ấy học chăm chỉ nên cô ấy đã vượt qua kỳ thi.)

Khi hiểu được compound sentence, người học sẽ dễ dàng tạo ra những câu dài, câu mạch lạc, tránh được lối viết rời rạc chỉ dùng những câu đơn ngắn ngủn.

Cách tạo câu compound sentence và cấu trúc tương ứng

Cách hình thành câu ghép compound sentence.

Để tạo compound sentence (câu ghép), người học cần kết nối hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập với nhau. Mỗi mệnh đề phải có đủ chủ ngữ và động từ riêng, và khi đứng riêng lẻ, từng mệnh đề đó vẫn tạo thành một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.

Có 3 cách phổ biến để tạo câu ghép trong tiếng Anh được NextSpeak chia sẻ trong bài học Compound sentence là gì hôm nay.

Dùng liên từ kết hợp (coordinating conjunctions)

Một trong những cách đơn giản và phổ biến nhất để tạo câu ghép trong tiếng Anh là sử dụng liên từ kết hợp. Đây là những từ có chức năng nối hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập lại với nhau. Mỗi mệnh đề đều có thể đứng riêng như một câu hoàn chỉnh, nhưng khi kết hợp sẽ giúp câu văn có sự gắn kết và đa dạng hơn.

Liên từ kết hợp là những từ thường gặp như for (vì), and (và), nor (cũng không), but (nhưng), or (hoặc), yet (tuy nhiên), so (vì vậy).

Lưu ý: Người học có thể nhớ nhanh những liên từ này bằng từ khóa viết tắt FANBOYS, mỗi chữ cái đầu đại diện cho một liên từ quan trọng bên trên.

Cấu trúc: Mệnh đề 1 + dấu phẩy (,) + liên từ kết hợp + mệnh đề 2

Bắt buộc sử dụng dấu phẩy trong cấu trúc này để ngăn cách rõ ràng hai mệnh đề độc lập, tránh gây nhầm nghĩa cho người đọc.

Ví dụ:

He is tired, but he still goes to work. (Anh ấy mệt nhưng anh ấy vẫn đi làm.)

Trong ví dụ này:

  • Mệnh đề 1: He is tired. (Anh ấy mệt.)
  • Mệnh đề 2: He still goes to work. (Anh ấy vẫn đi làm.)
  • Liên từ: but (nhưng)

I can stay home, or I can go to the party. (Tôi có thể ở nhà hoặc tôi có thể đi dự tiệc.)

Trong ví dụ này:

  • Mệnh đề 1: I can stay home. (Tôi có thể ở nhà.)
  • Mệnh đề 2: I can go to the party. (Tôi có thể đi dự tiệc.)
  • Liên từ: or (hoặc)

Những liên từ này không chỉ giúp kết nối hai mệnh đề mà còn thể hiện rõ mối quan hệ về nguyên nhân – kết quả, sự lựa chọn, sự đối lập hoặc sự bổ sung ý nghĩa giữa các mệnh đề với nhau.

Dùng dấu chấm phẩy (semicolon)

Trong tiếng Anh, ngoài cách sử dụng liên từ kết hợp, người học còn có thể tạo compound sentence bằng cách dùng dấu chấm phẩy (;). Đây là cách nối hai mệnh đề độc lập có ý nghĩa liên quan chặt chẽ với nhau mà không cần dùng thêm bất kỳ liên từ nào.

Ý nghĩa của việc dùng dấu chấm phẩy sẽ làm cho câu văn ngắn gọn, cũng như giúp bạn thể hiện được trình độ viết lách chuyên nghiệp, súc tích hơn.

Cấu trúc: Mệnh đề 1 + dấu chấm phẩy (;) + mệnh đề 2

Lưu ý:

  • Hai mệnh đề phải là hai câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp.
  • Không được dùng dấu chấm phẩy để nối các cụm từ, phải nối mệnh đề độc lập.
  • Tránh dùng dấu phẩy trong trường hợp này vì sẽ gây ra lỗi câu ghép sai (comma splice).

Ví dụ:

She loves reading; he prefers watching movies. (Cô ấy thích đọc sách; anh ấy thích xem phim.)

Trong ví dụ này:

  • Mệnh đề 1: She loves reading. (Cô ấy thích đọc sách.)
  • Mệnh đề 2: He prefers watching movies. (Anh ấy thích xem phim.)

Dù không có liên từ nhưng dấu chấm phẩy vẫn cho thấy hai mệnh đề có quan hệ đối lập nhẹ.

I finished my homework; I went out with my friends. (Tôi làm xong bài tập; tôi đã đi chơi với bạn bè.)

Ở đây:

  • Mệnh đề 1: I finished my homework. (Tôi làm xong bài tập.)
  • Mệnh đề 2: I went out with my friends. (Tôi đã đi chơi với bạn bè.)

Hai hành động diễn ra liên tiếp, có quan hệ nguyên nhân – kết quả tự nhiên, không cần thêm liên từ.

Dùng trạng từ nối (conjunctive adverbs)

Khi muốn tạo compound sentence mà vẫn thể hiện rõ mối quan hệ giữa hai mệnh đề độc lập, người học có thể sử dụng trạng từ nối. Đây là những từ giúp liên kết các ý với nhau, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic như: nguyên nhân – kết quả, sự bổ sung, sự đối lập, sự chuyển tiếp hoặc đưa ra điều kiện.

Trạng từ nối thường gặp gồm: however (tuy nhiên), therefore (vì vậy), moreover (hơn nữa), consequently (do đó), nevertheless (dẫu vậy), then (sau đó), otherwise (nếu không thì), furthermore (hơn nữa), hence (do đó),... Những trạng từ này thường xuất hiện ở đầu mệnh đề thứ hai, ngay sau dấu chấm phẩy.

Cấu trúc: Mệnh đề 1 + dấu chấm phẩy (;) + trạng từ nối + dấu phẩy (,) + mệnh đề 2

Lưu ý:

  • Dấu chấm phẩy bắt buộc đứng trước trạng từ nối.
  • Sau trạng từ nối cần có dấu phẩy.
  • Hai mệnh đề trong câu đều phải là mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

He didn’t study; therefore, he failed the test. (Anh ấy đã không học; vì vậy anh ấy đã trượt bài kiểm tra.)

Phân tích:

  • Mệnh đề 1: He didn’t study. (Anh ấy đã không học.)
  • Mệnh đề 2: He failed the test. (Anh ấy đã trượt bài kiểm tra.)
  • Trạng từ nối: therefore (vì vậy)
  • Hai mệnh đề có mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

She wanted to join; however, she was too late. (Cô ấy muốn tham gia; tuy nhiên cô ấy đã đến trễ.)

Phân tích:

  • Mệnh đề 1: She wanted to join. (Cô ấy muốn tham gia.)
  • Mệnh đề 2: She was too late. (Cô ấy đã đến trễ.)
  • Trạng từ nối: however (tuy nhiên)
  • Hai mệnh đề thể hiện sự đối lập nhẹ.

Các dạng câu ghép compound sentence trong tiếng Anh

Dạng câu ghép compound sentence phổ biến.

Khi học Compound sentence là gì. Bạn cần hiểu rõ trong tiếng Anh câu ghép (compound sentence) xuất hiện rất nhiều trong cả giao tiếp hàng ngày, văn viết lẫn bài luận. Các mệnh đề độc lập trong câu phải được nối với nhau bằng dấu chấm phẩy, hoặc dấu phẩy cộng với liên từ. Dựa trên số lượng mệnh đề được ghép, chúng ta có thể chia thành các dạng phổ biến sau:

Câu ghép với hai mệnh đề độc lập

Đây là cấu trúc cơ bản nhất của compound sentence, khi muốn liên kết hai ý tương đối liền nghĩa như nguyên nhân – kết quả, sự lựa chọn, mâu thuẫn,...

Công thức: Mệnh đề 1, liên từ + Mệnh đề 2/ Mệnh đề 1; Mệnh đề 2

Các liên từ hay dùng: and, but, or, so, yet

Ví dụ:

  • I wanted to go to the party, so I finished my work early. (Tôi muốn đi dự tiệc nên tôi đã hoàn thành công việc sớm.)
  • He was hungry, but he didn’t have enough money. (Anh ấy đói nhưng không đủ tiền.)

Câu ghép với ba mệnh đề độc lập

Khi muốn diễn đạt nhiều hơn hai hành động hoặc sự kiện có liên kết logic, người học có thể mở rộng cấu trúc lên ba mệnh đề.

Công thức: Mệnh đề 1, liên từ + Mệnh đề 2, liên từ + Mệnh đề 3 hoặc Mệnh đề 1; Mệnh đề 2; Mệnh đề 3

Ví dụ:

  • We planned to go for a hike, and the weather was perfect, but our friends canceled at the last minute. (Chúng tôi dự định đi bộ đường dài, thời tiết rất đẹp, nhưng bạn bè đã hủy chuyến vào phút chót.)
  • She studied hard; she passed the exam; she celebrated with her family. (Cô ấy học chăm; cô ấy đỗ kỳ thi; cô ấy đã ăn mừng cùng gia đình.)

Câu ghép dài hơn (4 mệnh đề trở lên)

Dù ít dùng hơn, người học vẫn có thể nối bốn đến năm mệnh đề khi cần truyền đạt liên tiếp nhiều ý. Tuy nhiên, để câu không quá nặng về mặt ngữ pháp, giáo trình hiện đại khuyến khích dùng dấu chấm và tách thành nhiều câu nhỏ hơn.

Công thức mẫu: Mệnh đề 1, liên từ + Mệnh đề 2, liên từ + Mệnh đề 3, liên từ + Mệnh đề 4.

Ví dụ: I woke up early, and I had breakfast, but I forgot my keys, so I went back home. (Tôi dậy sớm, ăn sáng, nhưng quên chìa khóa, nên tôi phải về nhà lấy.)

So sánh câu ghép compound sentence và câu phức

Sự khác biệt giữa câu ghép và câu phức.

Khi học định nghĩa compound sentence là gì, cần phân biệt rõ compound sentence (câu ghép) với complex sentence (câu phức) vì cả hai đều là những câu dài và có từ hai mệnh đề trở lên. Tuy nhiên, về cấu trúc và cách sử dụng, hai loại câu này hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:

Cấu trúc và mối quan hệ giữa các mệnh đề

  • Câu ghép: Kết hợp các mệnh đề ngang hàng, có thể tách thành hai câu riêng và vẫn là những câu hoàn chỉnh.
  • Câu phức: Có mệnh đề chính và mệnh đề phụ thuộc. Nếu tách mệnh đề phụ thuộc ra, nó không đủ nghĩa.

Điểm khác nhau

Compound Sentence (Câu ghép)

Complex Sentence (Câu phức)

Dạng cấu trúc câu ghép

Hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập

Một mệnh đề chính + ít nhất một mệnh đề phụ thuộc

Mối quan hệ giữa các mệnh đề

Các mệnh đề ngang hàng, độc lập về ngữ pháp

Có sự phụ thuộc: mệnh đề phụ thuộc không thể đứng riêng

Thành phần kết nối các mệnh đề

Liên từ kết hợp (for, and, nor, but, or, yet, so), dấu chấm phẩy, trạng từ nối

Liên từ phụ thuộc (because, although, since, if, when, after, before,...)

Ví dụ 1: Câu ghép (Compound Sentence): She likes apples, but he prefers oranges. (Cô ấy thích táo, nhưng anh ấy lại thích cam.)

Hai mệnh đề độc lập được nối bằng liên từ kết hợp (but).

Nếu tách ra:

  • She likes apples. (Câu hoàn chỉnh.)
  • He prefers oranges. (Câu hoàn chỉnh.)

Ví dụ 2: Câu phức (Complex Sentence): Although she likes apples, she bought oranges. (Mặc dù cô ấy thích táo, cô ấy đã mua cam.)

Mệnh đề "Although she likes apples" không thể đứng riêng, vì nó cần mệnh đề chính để tạo câu hoàn chỉnh.

Liên từ phụ thuộc: although

Bài tập vận dụng về câu ghép (Compound Sentence)

Sau khi tìm hiểu compound sentence là gì, cách tạo câu compound sentence và cấu trúc tương ứng, các dạng câu ghép compound sentence và so sánh câu ghép compound sentence và câu phức, chúng mình cùng luyện tập với một số bài tập đơn giản để củng cố kiến thức nhé. Thực hành nhiều sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng giữa câu ghép và câu phức, đồng thời sử dụng câu ghép thành thạo hơn.

Bài 1: Chọn đáp án đúng

Xác định câu nào là compound sentence.

A. She likes pizza, and she likes pasta.
B. Because she likes pizza, she eats it every day.

A. He was late, so he missed the bus.
B. Although he was late, he still caught the bus.

A. I called him, but he didn’t answer.
B. When I called him, he didn’t answer.

A. It was raining, but we went outside.
B. Because it was raining, we stayed inside.

Bài 2: Viết lại câu đơn thành câu ghép

Ghép các câu đơn sau thành compound sentence bằng cách sử dụng liên từ phù hợp: and, but, or, so.

  1. I was hungry. I made a sandwich.

  2. She wanted to go out. It was raining.

  3. You can study now. You can fail the test.

  4. He studied hard. He passed the exam.

  5. I love reading books. I also enjoy watching movies.

Bài 3: Phân biệt câu ghép và câu phức

Cho các câu sau, yêu cầu học sinh xác định là compound sentence hay complex sentence.

  1. I was tired, but I kept working.

  2. Although he was tired, he kept working.

  3. She wanted to help me, so she stayed longer.

  4. Because she wanted to help me, she stayed longer.

  5. We went shopping, and we watched a movie.

Bài 4: Ghép câu tự do

Cho sẵn các cặp câu đơn. Yêu cầu học sinh tự chọn liên từ kết hợp phù hợp để ghép thành compound sentence.

  1. He is tall. He plays basketball well.

  2. You can drink tea. You can drink coffee.

  3. I tried to call her. She didn’t pick up.

  4. The weather was cold. We decided to go hiking.

Gợi ý đáp án:

Bài 1: 1A, 2A, 3A, 4A
Bài 2:

  1. I was hungry, so I made a sandwich.
    She wanted to go out, but it was raining.

  2. You can study now, or you can fail the test.

  3. He studied hard, so he passed the exam.

  4. I love reading books, and I also enjoy watching movies.

Bài 3:

  1. Compound sentence

  2. Complex sentence

  3. Compound sentence

  4. Complex sentence

  5. Compound sentence

Qua bài học về compound sentence là gì, cách tạo câu ghép và các dạng câu ghép phổ biến, hy vọng bạn đã hiểu rõ cách sử dụng loại câu này trong tiếng Anh. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều chủ điểm ngữ pháp quan trọng khác, đừng quên ghé thăm chuyên mục GRAMMAR - Ngữ pháp tiếng Anh trên NextSpeak.org nhé! Những kiến thức hữu ích đang chờ bạn khám phá đấy!

Bài viết liên quan